Bê tông nhẹ hay còn gọi là bê tông khí đang ngày càng được nhiều người yêu thích, ứng dụng cho các công trình xây dựng. Tuy nhiên, để có được một sản phẩm xây dựng hoàn thiện nhất từ bê tông nhẹ, nhà đầu tư nên tìm hiểu rõ tính chất, ưu nhược điểm và phân loại phù hợp cho từng hạng mục công trình.
1. Bê tông nhẹ là gì? Các loại bê tông nhẹ phổ biến
Bê tông nhẹ là hỗn hợp bê tông được pha trộn theo một tỷ lệ nhất định bao gồm đất sét đã được nung đông nở, xi măng và cát. So với các loại bê tông thông thường với khối lượng lên đến 2500kg/m3, bê tông nhẹ chỉ đạt trong mức dao động là 1200 – 1900 kg/m3.
Ngoài ra, một đặc điểm nổi bật khác của bê tông nhẹ đó là cường độ rơi vào mức khá cao (40 Mpa) ở điều kiện thường. Yếu tố này kết hợp với khối lượng nhẹ đã tạo nên đặc tính cấu trúc rất mỏng, chưa đến 3 cm. Điều này giúp giảm một lượng lớn áp lực lên bề mặt thi công. Do đó, những công trình đòi hỏi tải trọng thấp như mặt cầu, dầm cầu,… thường áp dụng loại vật liệu này.
Ngày càng có nhiều công trình ứng dụng vật liệu bê tông nhẹ trong thi công
Tùy thuộc vào từng tiêu chí khác nhau sẽ có những cách phân loại bê tông nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là các nhóm sau:
Phân loại theo chất kết dính trong sản phẩm
Bê tông sử dụng cốt dính đặc biệt.
Bê tông sử dụng cốt dính hỗn hợp.
Bê tông dạng xi măng, thạch cao hay Polime, Silicat.
Phân loại bê tông nhẹ theo cốt liệu
Bê tông có cốt liệu rỗng.
Bê tông có cốt liệu đặc.
Bê tông có cốt liệu đặc biệt.
Phân loại theo khối lượng thể tích
Bê tông có khối lượng đặc biệt nặng: PV lớn hơn 2.500 kg/m3.
Bê tông có khối lượng nặng: PV từ 2.200 đến 2.500 kg/ m3.
Bê tông có không lượng tương đối nặng: PV từ 1.800 đến 2.200 kg/ m3.
Bê tông ở mức định lượng nhẹ: PV từ 500 đến 1.800 kg/ m3.
Bê tông loại đặc biệt: PV bé hơn 500 kg/ m3.
Tùy từng phân loại, giá bê tông nhẹ sẽ dao động ở những mức khác nhau
2. Ưu nhược điểm của bê tông nhẹ
Bên cạnh việc hiểu rõ bê tông siêu nhẹ là gì và phân loại, ưu nhược điểm của chúng cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi thông qua đó, khách hàng có thể hiểu rõ tính phù hợp cho công trình và khắc phục nhược điểm nếu có để tạo nên một sản phẩm xây dựng chất lượng.
Ưu điểm
Để có thành phẩm là những khối bê tông nhẹ chất lượng, quá trình sản xuất đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ từ khâu lựa chọn nguyên vật liệu đến sản xuất và đưa ra thị trường. Do đó, loại vật liệu này sở hữu cho mình nhiều ưu điểm nổi bật như:
Có mức trọng lượng thấp
Như đã đề cập, bê tông nhẹ có mức trọng lượng rất thấp so với các loại gạch đất nung thông thường. Thực tế thì vật dụng này còn có thể nổi trên bề mặt nước mà không gây ra bất kỳ sự hao mòn nào về công dụng cũng như độ vững chắc.
Công dụng hỗ trợ chống cháy, cách nhiệt
Một trong những ưu điểm nổi bật khiến nhiều nhà thầu ưu tiêu sử dụng bê tông nhẹ trong thi công đó là khả năng chống cháy, cách nhiệt. Với điều kiện thí nghiệm là đám cháy kéo dài liên tục 8 tiếng, những công trình được trang bị bằng bê tông nhẹ có thể kiểm soát mức độ lây lan một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, phần lớn nguyên liệu được lựa chọn để đưa vào sản xuất loại bê tông này đều là vật liệu xanh. Đây được xem là bước tiến lớn của ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Chúng giúp kiểm soát được lượng khí độc thải ra môi trường, hạn chế quá trình gây ô nhiễm khi có đám cháy.
Không tốn kém quá nhiều thời gian thi công
Với kết cấu mỏng, nhẹ, các thao tác như cưa, khoan,… lên tông nhẹ được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng. Ngoài ra, chỉ cần một lớp vữa mỏng là có thể kết nối các vật liệu lại với nhau, không đòi hỏi một đội ngũ công nhân tay nghề cao. Điều này giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí một cách có hiệu quả.
Ngăn chặn sự truyền âm
Với cấu trúc đặc trưng là áp dụng nguyên tắc khuôn rỗng, hình thành các ô tinh thể chứa đựng khoảng 60 đến 70% là không khí. Kỹ thuật này đem lại công dụng hữu hiệu cho vấn đề cách âm và ngăn sự truyền tải âm thanh với nhau.
Ngoài ra, chúng còn có một số ưu điểm nổi bật khác như:
Khác với bê tông truyền thống, loại vật liệu này có tính dẻo dai nhất định. Khi cắt hoặc thi công sẽ tránh được tình trạng nứt, vỡ gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Trong khi thi công, bê tông nhẹ có thể được uốn cong theo một hình dáng tùy thích ở một góc độ nhất định. Đây là ưu điểm được nhiều người sử dụng và các chuyên gia kiến trúc đánh giá cao và áp dụng rộng rãi trong các công trình hiện đại.
Khác với nhiều loại bê tông trên thị trường, bê tông nhẹ được kiểm chứng là sản phẩm không chứa Amiang – một chất gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường.
Có độ bền lớn, khả năng chống chọi lại với nhiều mức độ thời tiết khác nhau giúp cho công trình luôn tươi mới theo thời gian.
Tấm bê tông nhẹ ngoài trời có kết cấu cách nhiệt hiệu quả và độ bền cao
Nhược điểm
Là vật dụng có độ bền cao, tuy nhiên quy trình sản xuất đòi hỏi phải sử dụng công nghệ có tính đặc thù riêng. Do đó, loại vật liệu này thường không mang tính đại trà và không phải tất cả nhà sản xuất đều có thể cho ra đời sản phẩm này.
Khác với bê tông truyền thống, loại bê tông nhẹ này khi thi công cần có sự can thiệp của các mối ghép bằng vôi vữa, vì vậy khả năng chống thấm thường không cao. Do đó, đòi hỏi phải có kỹ thuật chống thấm kỹ lưỡng để công trình đạt độ chắc chắn nhất.
3. Một số sản phẩm nổi bật từ bê tông nhẹ
Bê tông nhẹ được ứng dụng thi công trong nhiều hạng mục công trình khác nhau, từ xây mới đến sửa chữa, cải tạo đơn giản
Bê tông bọt xốp siêu nhẹ
Là loại vật liệu nhân tạo, kết cấu có nhiều lỗ rỗng, bê tông bọt xốp siêu nhẹ (bê tông xốp) được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hạng mục công trình. Có thể kể như: làm tôn sàn nhà, tường cách âm, chống nóng cho mái ngói,… Để có một khối bê tông bọt siêu nhẹ chất lượng, người sản xuất cần cứng hóa hoặc thủy nhiệt hỗn hợp các chất gồm xi măng, cát, phụ gia và nước.
Bê tông nhẹ EPS
Ngày nay, rất nhiều công trình xây dựng đã sử dụng tấm sàn bê tông nhẹ EPS thay cho bê tông cốt thép truyền thống. Sản phẩm này phần lớn được ứng dụng cho việc lót sàn, ngăn vách, trang trí trần nội thất hoặc ngoại thất.
Nguyên liệu chính cần cho quá trình sản xuất là xi măng, cát, hạt nhựa EPS và nước. Thành phẩm là khối bê tông có độ bền lớn, ngăn chặn ẩm mốc và tiếng ồn hiệu quả. Bên cạnh việc đảm bảo về chất lượng, bê tông EPS còn giúp rút ngắn thời gian thi công, từ đó tối ưu hóa được chi phí xây dựng.
Bê tông nhẹ lắp ghép
Thay đổi thói quen ghép cốt pha, dầm sắt như phương pháp truyền thống, sàn bê tông nhẹ đang là giải pháp có nhiều ưu điểm nổi bật. Sản phẩm được hình thành từ các loại nguyên liệu như: xi măng, chất hóa học ổn định, phế phẩm tro, rơm rạ.
Tiêu chí hướng đến của việc sản xuất sàn bê tông nhẹ lắp ghép đó là không gây độc hại cho môi trường. Các tấm sàn được sản xuất chặt chẽ theo quy trình, cho ra đời những sản phẩm mang kích thước tiêu chuẩn. Nhờ những đặc tính này, chúng đã và đang được sử dụng rộng rãi cho những công trình từ nhà ở thông thường đến cao ốc sang trọng. Tuy nhiên, cần lưu ý về kỹ thuật chống nước, chống ẩm tại các mối ghép để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bê tông nhẹ giá bao nhiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại sản phẩm, kết cấu, thời điểm bán,…
Vách bê tông nhẹ
Được sản xuất tại các nhà máy bằng công nghệ riêng biệt, tiên tiến. Vách bê tông nhẹ hay còn gọi là tâm bê tông nhẹ làm tường đang được nhiều người quan tâm, sử dụng. Với tính chất là sử dụng để làm vách ngăn, chúng thường có kích thước khá lớn.
Bên cạnh những ưu điểm vốn có của bê tông nhẹ, loại vật liệu này có độ dày tường nhỏ hơn nhiều so với gạch truyền thống. Bên cạnh đó, giá thành tương đối thấp và có khả năng rút ngắn thời gian thi công. Với nhiều ưu điểm, vách bê tông nhẹ đang dần chiếm ưu thế và có vị trí vững chắc trên thị trường vật liệu xây dựng.
4. Ứng dụng nổi bật của bê tông nhẹ
Sự ra đời của những tấm bê tông nhẹ đúc sẵn đã đem đến rất nhiều tiện ích cho ngành xây dựng. Ở các nước tiên tiến trên thế giới, loại vật liệu này được ứng dụng rất rộng rãi. Tại Việt Nam, chỉ một vài năm trở lại đây, bê tông nhẹ mới thực sự được nhiều biết đến. Với những ưu điểm đã đề cập như chống cháy, cách nhiệt cách âm, chịu nước, độ bền lớn,… bê tông nhẹ được ứng dụng cho nhiều hạng mục như trần nhà, vách tường, sàn chịu nước,…
Làm trần nhà, lợp mái nhà chống nước
Một trong những ứng dụng phổ biến, được nhiều nhà thiết kế hướng đến đó là làm trần nhà, lợp mái kháng nước, cách nhiệt. Với sự đa dạng về mẫu mã, kích thước đến từ nhiều thương hiệu khác nhau, tấm bê tông nhẹ có thể thay thế cho các nguyên vật liệu làm mái nhà như: thạch cao, gỗ, tôn,…
Làm vách ngăn, trang trí nội thất/ ngoại thất
Được sản xuất đa kích thước kết hợp với đặc tính chắc chắn, cách âm, chịu nhiệt tốt, tấm bê tông nhẹ ốp tường là một lựa chọn lý tưởng cho việc làm vách ngăn hay trang trí nội thất/ ngoại thất. Tại các vị trí thường xuyên chịu tác dụng nhiệt, độ ẩm lớn hoặc tiếp xúc nhiều với nước, loại vật liệu này hầu như vẫn không bị hao mòn hay mất đi công dụng vốn có.
Một số hạng mục phổ biến được áp dụng như: vách ngăn nhà vệ sinh, phòng bếp, văn phòng hoặc trang trí ngoại thất,…
Thi công cho bề mặt công trình thường xuyên tiếp xúc với nước
Những tấm bê tông đúc sẵn có hai mặt được trang bị xi măng cốt sợi cứng thường sẽ có khả chống thấm rất tốt. Do đó, những công trình đòi hỏi độ chống ẩm lớn hoặc bề mặt chứa nước như nhà tắm, hồ bơi, bồn chứa nước,… thường sử dụng loại vật liệu này trong thi công.
Công trình sử dụng bê tông siêu nhẹ thường cho tính thẩm mỹ cao
5. Cách thi công bê tông nhẹ
Để quá trình thi công có sử dụng bê tông nhẹ được diễn ra thuận lợi, cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau:
Vật liệu thi công: gạch bê tông nhẹ loại phù hợp, vữa xây.
Dụng cụ thi công: bay xây chuyên dụng, búa cao su, thước thủy Nivo, xô trộn, dây chỉ, cưa tay,…
Bê tông nhẹ tuy là vật liệu dễ dàng thi công, lắp ghép, tuy nhiên quá trình này đòi hỏi phải tuân theo một kỹ thuật nhất định theo các bước sau:
Bước 1: khảo sát thực trạng công trình thi công, tính toán diện tích và đưa ra phương án phù hợp.
Bước 2: lên kế hoạch chi tiết cho quá trình thi công và lựa chọn loại vật liệu phù hợp.
Bước 3: vận chuyển tất cả các loại vật liệu cần thiết đến công trình.
Bước 4: thi công theo thứ tự: cố định dầm dự ứng lực, lắp đặt các viên gạch Block vào hệ dầm phía trên và cố định bằng một lớp lưới thép chuyên dụng.
Bước 5: đổ lên phía trên mặt sàn một lớp bê tông dày 40mm để hoàn thiện quá trình thi công, đợi lớp sàn này khô là có thể tiến hành sử dụng.
Bê tông nhẹ – loại vật liệu hữu ích, độ bền lớn và tiết kiệm thời gian thi công
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về loại vật liệu bê tông nhẹ cũng như ứng dụng thực tế trong lĩnh vực xây dựng hiện nay. Để tìm hiểu chi tiết và chọn mua sản phẩm chất lượng, giá cả phù hợp, Batdongsan.com.vn khuyên nhà đầu tư nên liên hệ tư vấn tại những cửa hàng, đại lý uy tín.
Hà Linh