Nhà vệ sinh trong nhà ở, đặc biệt là căn hộ chung cư thường phạm phong thủy do đã được bố trí sẵn hoặc các gia chủ ít khi cân nhắc về vị trí, sắp đặt trước khi thiết kế. Phương án di chuyển nhà vệ sinh ít khả thi khi nhà đã hoàn thiện và cũng khá tốn kém, tuy nhiên gia chủ vẫn nên xử lý bằng một số cách đơn giản khác để cải thiện phong thủy.
Trong phong thủy nhà ở, nhà vệ sinh mang năng lượng Thủy và cần đặt tại vị trí Hung. Vị trí đặt nhà vệ sinh cũng quyết định rất lớn đến việc bố trí đường nước vào – ra và sự luân chuyển các dòng năng lượng trong nhà. Do đó, nhà vệ sinh chiếm một vị trí quan trọng trong phong thủy cũng như trong cấu trúc công năng ngôi nhà.
Thực tế, hầu hết các gia chủ khá tuềnh toàng trong việc bố trí khu vệ sinh, thường chú tâm nhiều hơn cho không gian phòng khách, phòng ngủ và bếp. Điều này khiến nhà vệ sinh bị phạm phong thủy xấu mà gia chủ không hay biết, nhất là với các căn hộ chung cư thường bố trí sẵn các khu chức năng. Trong các trường hợp này, gia chủ cần xử lý ra sao để không cần thay đổi cấu trúc nhà mà vẫn giảm thiểu các tác động xấu về mặt phong thủy? ZING CONS đưa ra 5 cách xử lý đơn giản dưới đây:
1. Dùng cây xanh
Đặt một vài chậu cây xanh trong nhà vệ sinh giúp giảm các khí thải độc hại.
Cây xanh mang năng lượng của Mộc, năng lượng của sự sống, rất cần thiết đối với nơi ở. Với các đô thị hiện đại, cây xanh cần thiết hơn trong không gian sống vốn bị vây bọc bởi quá nhiều kết cấu bê tông, kim loại. Không chỉ mang lại sinh khí cho phòng khách, phòng ăn… một số loại cây xanh còn hút bớt các hóa chất độc hại trong nhà vệ sinh, có nguồn gốc từ các loại hóa chất tẩy rửa hoặc không khí ô nhiễm như: cây lưỡi hổ, cây trầu bà, cây nha đam, cây dây nhện, cây lan ý…
Đặt vài chậu cây xanh ở vị trí ngăn cách giữa phòng vệ sinh với bếp nấu hay phòng ngủ cũng giúp điều hòa các năng lượng đối nghịch của hai không gian này.
2. Dùng màu sắc, ánh sáng
Về nguyên tắc, nhà vệ sinh phải đặt tại vị trí Hung, tức vị trí xấu trong nhà. Về mặt cảm quan, nhà vệ sinh không đặt gần cửa ra vào, không đặt quá gần khu bếp và phòng khách, phòng ngủ. Tuy nhiên, những tiêu chí này chỉ có thể đạt được với nhà ở truyền thống hay nhà vườn, có diện tích rộng rãi và nhiều mặt thoáng, với căn hộ chung cư hoặc nhà phố chật chội, điều này là không thể.
Thông thường, nhà vệ sinh trong căn hộ, nhà phố tại các đô thị hầu hết sẽ không có mặt thoáng và thường tiếp giáp ít nhất với một trong những công năng khác. Ở vị trí này, nhà vệ sinh thiếu sáng và khả năng thông gió kém, tạo cơ hội cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi, tạo khí tù đọng, rất xấu về mặt phong thủy.
Nên chọn các gam màu sáng hoặc trung tính cho nhà vệ sinh. Với những phòng vệ sinh
không có ô thoáng cần tăng cường ánh sáng nhân tạo.Do đó, nếu không có cửa thoáng cho nhà vệ sinh, nhất định phải lắp quạt thông gió, hút mùi và tăng cường ánh sáng nhân tạo. Nên chọn đèn có ánh sáng gần giống với ánh sáng tự nhiên nhất để tăng dương khí, giảm năng lượng âm cho phòng vệ sinh.
Với nhà vệ sinh nhỏ, không có mặt thoáng, nên dùng màu sắc hài hòa, thiên về màu sáng kết hợp một số mảng miếng màu tối để tạo điểm nhấn. Màu trắng và lam là những gam màu nên dùng trong nhà vệ sinh để tạo cảm giác yên tĩnh, thoáng đãng.
3. Dùng lam, vách che chắn
Nhà ở hiện đại thường thiết kế khu vệ sinh trong không gian sống, thậm chí trong phòng ngủ để thuận tiện sử dụng. Với cách bố trí này, nên dùng thêm vách ngăn để phân biệt khu khô – ướt, giúp nhà vệ sinh luôn khô ráo, giảm thiểu ẩm mốc và mùi hôi. Với nhà vệ sinh nhỏ, có thể dùng vách kính ngăn khu tắm với toilet, vừa đảm bảo vệ sinh vừa tạo cảm giác không gian thông thoáng.
Vị trí các thiết bị vệ sinh cũng nên giữ những khoảng cách nhất định, cụ thể khoảng cách từ bồn tắm đến bồn rửa tay cần tối thiểu 76cm, khoảng cách từ bồn rửa tay đến bồn cầu tối thiểuà 38cm; khoảng cách từ bồn cầu đến bồn tắm tối thiểu 38cm, từ bồn cầu đến tường là 53cm. Có thể đặt thêm cây xanh, đồ décor… tạo ngăn cách ước lệ giữa các thiết bị này.
Nếu nhà vệ sinh gần phòng bếp, phải đi qua bếp mới đến nhà vệ sinh, nên sử dụng lam che chắn tạo sự cách biệt giữa hai không gian, giảm xung đột năng lượng Thủy – Hỏa cũng như đảm bảo vệ sinh.
Nên sử dụng vách kính phân biệt khu khô – ướt trong các nhà vệ sinh nhỏ để sàn nhà khô ráo, sạch sẽ.
4. Dùng mùi hương
Nhà vệ sinh là nơi phát sinh các chất thải nên dễ có mùi hôi, tạo ra các năng lượng xú uế, ảnh hưởng đến các khu chức năng khác. Để giảm thiểu tác động xấu này, ngoài giữ gìn vệ sinh gia chủ có thể dùng thêm nến thơm, tinh dầu… vừa giúp khử mùi, vừa làm không gian tươi mới, tạo ra năng lượng tích cực hơn.
Việc sử dụng mùi hương đặc biệt hữu ích với những nhà vệ sinh nằm cạnh phòng ngủ. Bởi nếu nhà vệ sinh có mùi khó chịu, trong phong thủy gọi là xú uế, sẽ rất không tốt cho tâm trạng và sức khỏe của người cư ngụ.
5. Dùng vật phẩm phong thủy
Để giảm năng lượng âm, năng lượng tiêu cực và kích hoạt năng lượng dương, năng lượng tích cực trong nhà vệ sinh, gia chủ có thể sử dụng một số vật phẩm phong thủy dưới đây:
– Gương bát quái gỗ đào hổ phù
Vật phẩm phong thủy này có tác dụng xu cát tịnh hung, được dùng trong trường hợp nhà vệ sinh đối diện với cửa chính, nguyên tắc là phản xạ lại các năng lượng xấu chiếu đến.
– Bảo bình thủy và thạch anh trắngBảo bình thủy là một vật phẩm phong thủy chứa đá thạch anh trắng. Đá thạch anh có tính dương rất mạnh, giúp hút âm khí và giảm uế khí trong nhà vệ sinh. Nếu không tìm được bảo bình thủy, có thể dùng thạch anh hoặc tinh thể đá quý đựng vào một chiếc bát lớn và đặt trên sàn nhà vệ sinh, kết hợp tinh dầu thơm để cân bằng năng lượng.
Với 5 phương án trên, gia chủ có thể dùng kết hợp để tăng hiệu quả hoặc chọn phương án phù hợp từng vị trí hung của nhà vệ sinh. Điều quan trọng tiên quyết để giảm tác động xấu của nhà vệ sinh phạm phong thủy đó là giữ không gian này luôn sạch sẽ, khô thoáng. Trong phong thủy nhà ở, đây là cách “xu cát tịnh hung”, tức là tăng năng lượng tốt để giảm năng lượng xấu.